TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng (PCTN) trên cả nước được quan tâm chú trọng, với sự vào cuộc,
quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý thức trách nhiệm cao của các cấp, các
ngành, từ Trung ương tới địa phương, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, các
tổ chức, đoàn thể, cơ quan báo chí, truyền thông và nhất là vai trò quan trọng
của quần chúng, nhân dân, công tác PCTN đã có những chuyển biến tích cực.
Nhận thức được điều đó, chiều ngày 09/11/2024, trường
THCS Tân Xuân tổ chức tuyên Luật phòng, chống tham nhũng cho hơn 80 CB, GV, NV.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ
ngày 01/07/2019 (Luật PCTN). Đây cũng là một trong những luật nhận được nhiều
sự quan tâm của dư luận và đã phát huy hiệu quả lớn trong thực tiễn, là cơ sở
pháp lý quan trọng cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và chống lãng
phí ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng phạm vi điều
chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử lý người tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức,
cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Hành vi tham nhũng cũng như chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng
trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước là khác nhau, Luật PCTN năm
2018 đã quy định riêng về các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và các
hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.
Đối với hành vi tham nhũng trong khu vực nhà
nước, Luật PCTN năm 2018 giữ như quy định của Luật PCTN năm 2005, là những hành
vi do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước thực hiện, bao gồm 12 hành vi được quy định tại Điều 2 của Luật, gồm: (1)
Tham ô tài sản; (2) Nhận hối lộ; (3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản; (4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ,
công vụ vì vụ lợi; (5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì
vụ lợi; (6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi; (7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; (8) Đưa hối lộ,
môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi; (9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài
sản công vì vụ lợi; (10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; (11) Không thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; (12)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật
vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Đối với hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước,
do đây là lần đầu tiên Luật mở rộng phạm vi áp dụng ra khu vực này và
để phù hợp với Bộ Luật Hình sự nên Luật PCTN năm 2018 chỉ quy định các hành vi
tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong
doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện, bao gồm: (1) tham
ô tài sản; (2) nhận hối lộ; (3) đưa hối lộ, môi giới hối lộ
để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà
nước trong phòng, chống tham nhũng:
Đối với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
Luật PCTN năm 2018 giữ như quy định: (1) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực
hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; (2) Bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo
tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; (3) Tiếp nhận, xử lý kịp thời
phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng; (4) Kịp
thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực
ngoài nhà nước, để phù hợp với việc mở rộng phạm vi áp dụng, Khoản 2 Điều 4 Luật
PCTN năm 2018 đã quy định doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có
trách nhiệm: (1) thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát
hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử
lý hành vi tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của
pháp luật và điều lệ, quy chế hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức; (2) kịp
thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức
và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý hành vi tham
nhũng.
Quyền
và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng:
Điều 5 Luật PCTN năm 2018, trong phòng,
chống tham nhũng, công dân có quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo,
tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định
của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
(2) Có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục về PCTN:
Giáo dục liêm chính là nền tảng quan trọng
trong việc hình thành, giáo dục nhân cách cho các thế hệ trẻ và đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, qua đó nhằm phòng ngừa tham nhũng trong xã hội. So với Luật
PCTN năm 2005, Luật PCTN năm 2018 đã bổ sung quy định:“Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên và cán
bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 6).
Một số hình ảnh infographic tuyên truyền về
các tội phạm tham nhũng:
Phòng ngừa tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Nội dung quy định tại Chương II Luật PCTN năm
2018 được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.
- Công
khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Xây
dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
- Chuyển
đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Cải
cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không
dùng tiền mặt.
- Kiểm
soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị:
+ Cơ
quan kiểm soát tài sản, thu nhập
+ Kê
khai tài sản, thu nhập
+ Xác
minh tài sản, thu nhập
Trên đây là công tác tuyên
truyền PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 và phổ biến,
giáo dục pháp luật của trường THCS Tân Xuân. Các quy định về phòng, chống tham nhũng sẽ góp
phần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cũng
như vai trò, hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới tại nhà trường./.
Nguồn tin: Trường THCS Tân Xuân